Daily Archives: 19/11/2019

Bệnh bạch cầu lympho mạn là gì? Chuẩn đoán và đánh giá bệnh

BỆNH BẠCH CẦU LYMPHÔ MẠN

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh bạch cầu lymphô mạn là một bệnh tăng sinh ác tính bạch cầu lymphô trưởng thành về hình thái học, có xu hướng tích lũy ở trong máu ngoại vi, tủy xương, hạch, lách và gan dẫn đến suy giảm chức năng tủy xương và phì đại các cơ quan nói trên. Trong số các trường hợp mắc bệnh, 98% thuộc dòng lymphô B và chỉ có 2% thuộc dòng lymphô T.

Tham khảo thêm

Thuốc Osimert điều trị ung thư phổi có tốt không?

Thuốc Osicent 80 điều trị ung thư phổi sau bao lâu thì kháng thuốc

Bệnh chủ yếu gặp ở phương Tây, tỷ lệ mắc hàng năm ở Hoa Kỳ từ 1,8 đến 3/100.000 dân, chiếm 20% số bệnh nhân bị bệnh bạch cầu. Ở phương Đông, bệnh ít gặp hơn. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam bệnh chỉ chiếm khoảng 5% số trường hợp bị bệnh bạch cầu. Bệnh ít thấy ở người dưới 30 tuổi, tuổi trung bình lúc chẩn đoán là 64. Sau lứa tuổi này, tỷ lệ mắc tăng dần. Tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ 2:1.

2. NGUYÊN NHÂN

Bệnh bạch cầu lymphô mạn không liên quan đến tiếp xúc phóng xạ. Hiện chưa có bằng chứng về nguyên nhân retrovirus của bệnh. Tính gia đình của 10 bệnh bạch cầu lymphô mạn cũng được báo cáo. Những người ở mức huyết thống thứ nhất của bệnh nhân bạch cầu lymphô mạn có nguy cơ bị bệnh này và các bệnh ác tính khác thuộc hệ lymphô tăng gấp 3 lần so với dân số chung.

3. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ BILAN

3.1. Lâm sàng

– Bạch cầu lymphô mạn thường xuất hiện một cách âm thầm vói giai đoạn không có triệu chứng khá dài. Chính vì vậy, có đến 25-30% trường hợp được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm công thức bạch cầu cho một bệnh khác hoặc trong khi khám sức khỏe định kỳ.

– Sau thời kỳ không có triệu chứng nói trên, bệnh nhân có thể bắt đầu yếu mệt, giảm sức lao động, suy nhược. Bệnh nhân hay bị nhiễm vi khuẩn, vi rút tái diễn nhiều lần.

– Giai đoạn muộn hơn, bệnh có biểu hiện bằng sút cân và hạch to. Hạch to là triệu chứng và dấu hiệu được lưủ tâm đặc biệt. Vị trí hay gặp ở cổ, thượng đòn và nách. Hạch thường chắc, di động, không đau. Một số ít trường hợp hạch tạo khối lớn, chèn ép gây phù chi, cản trở đường mật, đường tiết niệu, hoặc đường hô hấp. Khoảng 50% số trường hợp có lách và gan to với mức độ nhẹ và vừa phải. Sốt ít khi gặp trong bạch cầu lymphô mạn. Xuất huyết dưới da cũng đôi khi gặp ở một số trường hợp hạ tiểu cầu nặng.

3.2. Cận lâm sàng

3.2.1.  Công thức máu (hoặc huyết đồ)   

– Bạch cầu thường tăng từ 15.000 đến 200.000/mm3. Hồng cầu và tiểu cầu bình thường hoặc giảm nhẹ. Mức độ giảm tùy theo giai đoạn bệnh.

– Trong công thức bạch cầu, lymphô tăng từ 5.000 đến 15.000/mm3 (bình thường không quá 4000/mm3) và chiếm tới 70-95% số lượng bạch cầu.

Trên phiến đồ máu ngoại vi thấy tràn ngập các lymphô bào có hình dạng tương đối bình thường.

3.2.2. Chọc hút tủy (tủy đổ)

Thấy tủy xương bị xâm nhập các lymphô nhỏ, biệt hóa cao, chiếm từ 40 – 50% số tế bào tủy.

3.2.3. Sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy không những cho chẩn đoán xác định mà còn giúp tiên lượng bệnh. Cấu trúc tủy bị biến đổi do sự xâm nhập các lymphô theo một số dạng khác nhau với tiên lượng khác nhau.

3.2.4. Phân tích tế bào dòng chảy (flow cytometry)

Là phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng gắn huỳnh quang để xác định các kháng nguyên bề mặt tế bào. Mỗi loại tế bào lymphô (như tế bào lành, tế bào tóc, tế bào trong bạch cầu lymphô mạn…) có những bộ kháng nguyên đặc trưng. Phương pháp giúp chẩn đoán phân biệt chính xác bạch cầu lymphô mạn với các bệnh khác như u lymphô ác tính không Hodgkin loại lymphô bào nhỏ, u lymphô ác tính chuyển dạng lymphô cấp và các bệnh bạch cầu khác.

3.2.5. Sinh thiết hạch

Hạch bị xâm nhập lan tỏa các lymphô bào nhỏ giống với hạch trong u lymphô ác tính không Hodgkin loại lymphô bào nhỏ.

3.2.6. X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp ngực

            Có thể phát hiện các hạch trung thất, rốn phổi,.. ở một số trường hợp.

3.2.7. Siêu âm ổ bụng hoặc chụp cắt lớp ổ bụng – khung chậu.

            Có thể đánh giá mức độ xâm lấn của bệnh vào các cơ quan nhất là tình trạng và kích thước của gan, lách, hạch ổ bụng.

3.2.8. Chụp bạch mạch

Nhằm phát hiện thêm các hạch sau phúc mạc. Chụp bạch mạch có thể phát hiện được hạch sau phúc mạc. Khoảng 20 – 30% số bệnh nhân không có hạch ngoại vi.

3.2.9. Các xét nghiệm sinh hóa

– Chức năng gan: AST, ALT, bilirubin…

– Chức năng thận: Urê, creatinin huyết.

– Xét nghiệm nồng độ lactat dehydrogenase (LDH)

3.2.10.            Các xét nghiệm khác

– Nồng độ (32-microglobulin.

– Xét nghiệm Coombs.

– Điện di protein, điện di miễn dịch.

– Định lượng globulin miễn dịch.

– Di truyền học tế bào, phản ứng lại tại chỗ huỳnh quang (FISH) nếu có điều kiện.

3.3. CÁC ĐIỂM CĂN BẢN ĐỂ CHẨN ĐOÁN

– Tăng lymphô trong máu ngoại vi (>4.000/mm3) trong ít nhất 4 tuần liên quan với tăng lymphô trong tủy xương (>40%) hoặc sinh thiết tủy xương hoặc sinh thiết hạch phù hợp với bạch cầu lymphô mạn.

– Nhiều hạch to có thể kèm theo lách to, gan to.

– Bệnh nhân thường >50 tuổi.  

Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h

Tham khảo thêm

Điều trị và tiên lượng ung thư huyết học bằng phương pháp nào?

Tiết lộ phương pháp trị mụn nội tiết các nàng “PHẢI” biết

      

Published by: