Điều trị và tiên lượng ung thư huyết học bằng phương pháp nào?

Comment

Sức khỏe

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HUYẾT HỌC

Nguyên tắc chung

Hai tiêu chuẩn chính để xác định chiến lược điều trị u lymphô ác tính không Hodgkin là căn cứ vào kết quả chuẩn đoán mô học và xếp loại giai đoạn bệnh. Sự có mặt hay không của hội chứng B cũng cần được cân nhắc

Phương hướng chung trong việc điều trị u lymphô ác tính không Hodgkin là kết hợp đa phương thức và chủ yếu là bằng hoá – xạ trị kết hợp.

Tham khảo danh mục thuốc điều trị ung thư

ThuốcTagrix điều trị ung thư phổi

Thuốc Osimert điềutrị ung thư phổi

Điều trị cụ thể

Phẫu thuật

Vai trò của phẫu thuật chỉ được sử dụng để sinh thiết chẩn đoán. Trong một số trường hợp phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ khối u lymphô ngoài hạch như ở dạ dày, ruột có nguy cơ chảy máu hoặc thủng khi hóa trị , để phòng ngừa biến chứng này người ta có thể cắt bỏ tổn thương trước khi hoá trị tuy nhiên không áp dụng cho tất cả các trường hợp.

    1.  

Xa trị

Trước khi tiến hành xạ trị cần thiết phải đánh giá chính xác giai đoạn của bệnh. Với liều xạ 40Gy có thể đạt được tỷ lệ kiểm soát tại chỗ 90%. Xạ trị được coi là một phương pháp hữu hiệu trong điều trị triệt căn u lymphô giai đoạn sớm và điều trị phối hợp với hoá trị.

Xạ trị đơn thuần được chỉ định các trường hợp chống chỉ định với hoá trị. Liều xạ trung bình từ 35-50Gy. Máy chiếu xạ sử dụng là máy Cobalt hoặc máy gia tốc với lập trình điều trị bằng máy mô phỏng. Phạm vi trường chiếu được quy định như sau:

U, hạch ở phía trên cơ hoành: tia trường chiếu Mantelet đầy đủ hoặc Mantelet thu bớt một phần trung thất.

U, hạch ở dưới cơ hoành: tia toàn bộ ổ bụng, khung chậu và hạch bẹn có che chì bảo vệ gan thận.

Đối với những trường hợp xạ trị bổ sung sau hoá trị thì tia khu trú vào những vùng hạch lớn ban đầu hoặc ở những vùng hạch còn lại sau hoá trị.

Hoá trị

U lymphô ác tính không Hodgkin thường biểu hiện ở tình trạng lan rộng ngay từ đầu, thậm chí bệnh tiến triển lan rộng ngay trong quá trình xạ trị. Vì vậy chỉ định hoá trị thường được áp dụng cho phần lớn các bệnh nhân.

Lựa chọn phác đồ hoá trị dựa trên các yếu tố như thể mô học, giai đoạn bệnh, có hay không có hội chứng B, chỉ số toàn trạng và các bệnh phối hợp. Trong các phác đồ điều trị, phác đồ có adriamycin có hiệu quả nhất. Hoá trị kết hợp với kháng thể đơn dòng đang là sự lựa chọn điều trị bước đầu đối với u lymphô tế bào B.

Ngày nay hoá trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc đạt kết quả cao trong việc kiểm soát bệnh này đặc biệt u lymphô ác tính không Hodgkin kháng với hoá trị hoặc tái phát.

Điều trị u lymphô không Hodgkin độ ác tính thấp

Giai đoạn I, II (hạch liền nhau):

+  Bệnh không có triệu chứng thì theo dõi

+  Xạ trị tại vùng tổn thương liều xạ 2.500-4.000cGy, hoặc xạ trị mở rộng dự phòng cho vùng hạch lân cận.

+  Hoá trị kết hợp xạ trị

Giai đoạn II (hạch xa nhau), III, IV:

Không triệu chứng thì theo dõi chặt chẽ.

Phác đồ có Rituximab (R):

+ Rituximab đơn thuần

+ R-CVP

+ R-CHOP

+ R-FCM

(CVP: cyclophosphamid, vincistin, prednisolon; CHOP: doxorubicin, cyclophosphamid, vincistin, prednisolon; FM: fludarabin, mitoxantron; FCM: fludarabin, mitoxantron, cyclophosphamid)

Thuốc đồng vận nhân purin:

+ Fludarabin

+ 2-chlorodeoxyadenosin

Thuốc uống nhóm alkylant (có hoặc không có steroid):

+ Cyclophosphamid

+ Chlorambucil

+ Bendamustin

Phác đồ hoá trị phối hợp:

+ CVP

+ C-MOPP

+ CHOP

+ COPP

+ FND

Hoá trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc tự thân hoặc dị gen đang đánh giá bằng các thử nghiệm lâm sàng.

Xạ trị trường chiếu mở rộng áp dụng cho giai đoạn III

Điều trị u lymphô thể ác tính thấp tái phát

U lymphô độ ác tính thấp thường không chữa khỏi và bệnh thường tái phát. Các yếu tố đánh giá thời gian sống còn từ khi bệnh tái phát bao gồm tuổi bệnh nhân trên hoặc dưới 60, đáp ứng với điều trị trước đó hoàn toàn hay một phần, thời gian đáp ứng kéo dài trên 1 năm tiên lượng tốt hơn.

Điều trị tuỳ thuộc vào các yếu tố trên và phác đồ trước đó, có thể chỉ là xạ trị hoặc hoá trị, kháng thể kháng CD-20, hoá trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc.

Cần lưu ý là trong khoảng thời gian theo dõi 10 năm, có khoảng 30% số bệnh nhân u lymphô thể nang khi tái phát thì chuyển sang thể ác tính cao do đó việc sinh thiết lại là cần thiết để có chẩn đoán chính xác và có phác đồ phù hợp. Thời gian sống của nhóm chuyển thể trung bình từ 1-2 năm.

Điều tri u lymphô không Hodgkin đô ác tính cao

Giai đoạn I, II:

Hoá trị toàn thân có hoặc không kết hợp với xạ trị trường chiếu nhỏ.

+ Phác đồ R-CHOP 3-8 chu kỳ + xạ trị 3500-5000cGy.

+ Phác đồ R-CHOP 4-8 chu kỳ

+ Nếu không có Rituxximab thì dùng CHOP

Giai đoạn II hạch kích thước lớn và III, IV:

+ Đa hoá trị liệu các phác đồ sau: CHOP, CHOEP, ESHAP, IMVP16, EPOCH, ICE, RICE (không có sự khác biệt về thời gian sống 3 năm giữa các phác đồ này).

+ R-CHOP: cải thiện thời gian sống không bệnh cho u lymphô ác tính không Hodgkin tế bào B.

+ Ghép tế bào gốc tự thân hoặc dị gen cho các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tái phát cao đang được đánh giá.

Điều trị u lymphô không Hodgkin độ ác tính cao tái phát

Hoá trị liều cao kết hợp với ghép tế bào gốc là sự lựa chọn tốt nhất cho u lymphô độ ác tính cao tái phát. Những bệnh nhân tái phát sau 1 năm và đáp ứng với phác đồ điều kiện tủy sẽ có tiên lượng sống tốt hơn với tỷ lệ sống 5 năm tới 46%.

Điều trị bằng các phác đồ kinh điển rất khó có thể chữa khỏi khi bệnh tái phát.

Những bệnh nhân chưa sử dụng kháng thể đơn dòng trước đó thì kết hợp hoá chất và kháng thể kháng CD20 cho u lymphô tế bào B.

Chăm sóc triệu chứng cho các trường hợp thể trạng yếu không còn khả năng hoá trị.

Một số phác đồ hoá trị liệu:

Phác đồ: CVP

Cyclophosphamid 400mg/m2 diện tích da cơ thể, uống hoặc truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Vicristin l,4mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Prednisolon 100mg uống từ ngày 1-5 sau khi ăn no.

Chu kỳ 3 tuần.

Phác đồ: CHOP

Cyclophosphamid 750mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Doxorubicin 50mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1. Vicristin l,4mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Prednisolon 100mg uống từ ngày 1-5 sau khi ăn no.

Chu kỳ 3 tuần.

Phác đồ: R-CHOP

Cyclophosphamid 750mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Doxorubicin 50mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Vicristin l,4mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Prednisolon 100mg uống từ ngày 1-5 sau khi ăn no.

Rituximab 375mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Chu kỳ 3 tuần.

Phác đồ: CHOEP

Cydophosphamid 750mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1. 

Doxorubicin 50mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch ngày 1

Vicristin Ị4mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch ngày 1

Etoposid 100/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1-3.

Prednisolon 100mg uống từ ngày 1-5 sau khi ăn no.

Chu kỳ 3 tuần.

Phác đồ: ESHAP

Etoposid 50/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1-4.

Methylprenisolon 500/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1-4.

Cytarabin 2000m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 5.

Cisplatin 25/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1-4.

Chu kỳ 3 tuần.

Phác dồ: EPOCH

Etoposid 100/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch liên tục, ngày 1-4.

Vicristin 0,4mg/m2diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch liên tục, ngày 1-4.

Doxorubicin 10mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch liên tục, ngày 1-4.

Prednisolon 60mg uống từ ngày 1-6 sau khi ăn no.

Chu kỳ 3 tuần.

Phác đồ: IMVP16

Ifosfamid 1.000/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Methotrexat 30/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 3,10.

Etoposid 100/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch, ngày 1-3.

Phác đồ: FC

Fludarabin 20mg/m2 diện tích da cơ thể, truyền tĩnh mạch trong 30 phút, ngày 1-3.

Cyclophosphamid 1000mg/m2 diện tích da cơ thể, uống hoặc truyền tĩnh mạch, ngày 1-3.

Phác đồ R-ICE

Rituximab 375mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1.

Ifosfamid 5.000mg/m2, truyền tĩnh mạch liên tục 24, ngày 2 cùng vối Mesna.

Etoposid 100mg/m2, tĩnh mạch, ngày 3-5.

Carboplatin 5AUC (tốỉ đa 800mg) truyền tĩnh mạch, ngày 4.

TIÊN LƯỢNG

Tiên lượng có thể chia thành hai nhóm: nhóm ác tính thấp tỷ lệ sống trung bình giai đoạn sớm khoảng 10 năm và ác tính cao tỷ lệ sống thêm thấp hơn trung bình 5 năm khoảng 50-60%.

  1.  

Chỉ số tiên lượng quốc tế độ ác tính thấp

Theo chỉ số tiên lượng quốc tế.

Tuổi 60.

LDH/máu: bình thường; tăng.

Giai đoạn: I, II, III, IV.

Hemoglobin: ≥ 120g/l; < 120g/l.

Số vùng hạch tổn thương: ≤ 4; > 4.

Nếu có 0-1 yếu tố, sống 10 năm 85%.

Nếu < 3 yếu tố, sống 10 năm 40%.

Chỉ số tiên lượng quốc tế độ ác tính cao

1.         Tuổi 60.

2.         LDH: bình thường; tăng.

3.         Chỉ số toàn trạng (theo ECOG): 0,1; 2-4.

4.         Giai đoạn: I, H; III, IV.

5.         Hemoglobin < 120; < 120.

6.         Tổn thương ngoài hạch: 0,1 vùng và 2-4 vùng.

2 yếu tố nguy cơ cơ hội sống 5 năm không bệnh và toàn bộ dưới 50%.

PHÒNG BỆNH VÀ THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ

Sau khi điều trị thì việc theo dõi là hết sức quan trọng phòng và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tái phát.

Khám lại định kỳ 2 tháng một lần trong hai năm đầu. 6 tháng một lần trong năm thứ 3, 4. Một năm một lần sau 5 năm.

Khám lâm sàng lại và làm các xét nghiệm: siêu âm ổ bụng, chụp phổi, công thức máu, LDH, B2M.

Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h

Tài liệu tham khảo

  1.  

Nguyễn Bá Đức (2000), “U lymphô ác tính không Hodgkin”, Hoá chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, tr. 175-190.

Nguyễn Bá Đức (2001), “Bệnh u lymphô ác tính không Hodgkin”, Hướng dẫn thực hành điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, tr.262-267.

Nguyễn Bá Đức (1995), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị u lymphô ác tính không Hodgkin tại Bệnh viện K Hà Nội từ 1982 đến 1993″, Luận án Phó tiến sỹ khoa học y dược, Trường Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Chấn Hùng và cs, Ung bướu học nội khoa (2004), “Lymphôm”, Nhà xuất bản Y học

Nguyễn Chấn Hùng và cs (1986), “Các lymphôm”, Ung thư học lâm sàng tập 2, tr 326- 346, Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Nguyễn Chấn Hùng và cs (1995), “Lymphôm không Hodgkin”, Cẩm nang ung bướu học lâm sàng, tập 2, bản dịch của UICC – Mannual of Clinical Oncology, 6th edition, 1994, tr 679 – 704, Nhà xuất bản Y học

Marie E. Wood, George K. Philips. (2003) “Hematology and Oncology Secrets”, 3th Edition pp 109-151.

Roland T. Skeel, neil A. Lachant. (1999). “Handbook of Cancer Chemotherapy. Fourth Edition”.

Shipp M.A., Mauch P.M., Harris N.L. (2005), “Non- Hodgkin’s Lymphomas”, Cancer. Principles and Practise of Oncology, 7th Edition, Lippincott- Raven, p. 2156-2221.

Steven T. Rosen, Arturo Molina, Jane N. Winter et al (2004) “Non-Hodgkin’s lymphoma” Cancer management

Tham khảo thêmTham khảo thêm

Tiết lộ phương pháp trị mụn nội tiết các nàng “PHẢI” biết

3 Điều về niềng răng tháo lắp bạn cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *