Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đối với nhà thầu nước ngoài

Comment

Tin tức Tư vấn

Các doanh nghiệp nước ngoài không hoạt động theo luật Việt Nam nhưng có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam sẽ phải áp dụng thuế nhà thầu đối với cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu thế nào là thuế nhà thầu thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp cần có những kiến thức rõ hơn về đối tượng chịu thuế nhà thầu để tính thuế giá trị gia tăng, tính thuế thu nhập doanh nghiệp để hạch toán chuẩn xác. Chìa khóa giải đáp một số vấn đề về thuế nhà thầu sẽ được bật mí qua những chia sẻ sau đây.

 

Thuế nhà thầu bao gồm những loại thuế đó là: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân.

Thuế nhà thầu nước ngoài được hiểu đơn giản là loại thuế đánh lên các đối tượng là nhà thầu nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

 

Theo như Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam thì đối tượng chịu thuế nhà thầu là doanh nghiệp kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận, cam kết. Doanh nghiệp đó phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế mà bên bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa đến lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa và phát sinh thu nhập tại Việt Nam, tổ chức kinh doanh đó thông qua bên Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên nước ngoài.

Đối với thuế giá trị gia tăng thì dịch vụ hoặc các dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng khi: Cung cấp và tiêu dùng tại Việt Nam; Cung cấp ngoài Việt Nam nhưng tiêu dùng tại Việt Nam.

Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp thì dịch vụ gắn với với hàng hóa; cung cấp dịch vụ; cung cấp, phân phối hàng hóa.

chịu thuế gtgt

 

Lưu ý rằng nếu cung cấp hàng hóa thực tế có kèm theo dịch vụ mà các dịch vụ này miễn phí, có hoặc không nằm trong giá trị hợp đồng như lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, dùng thử,… thì thuế giá trị gia tăng vẫn phải tính trên giá trị dịch vụ, thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên toàn bộ giá trị dịch vụ, hàng hóa.

Nếu hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ đi kèm (tính cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đều tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng.

Sử dụng hóa đơn điện tử cho ngành vận tải hành khách

Điều chỉnh và nộp lại báo cáo tài chính khi phát hiện sai sót 

Chi tiết một số trường hợp không chịu thuế:

– Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);

– Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ ngoài Việt Nam;

– Hàng hóa không kèm theo dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam;

– Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

– Các dịch vụ được thực hiện tại nước ngoài;

– Quảng cáo, tiếp thị (không tính quảng cáo, tiếp thị trên internet);

– Tổ chức tín dụng;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định;

– Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa làm kho hàng để phục vụ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để doanh nghiệp khác gia công;

– Xúc tiến đầu tư và thương mại;

– Chia cước thanh toán dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam’

– Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, có hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế đi kèm.

(Dựa trên căn cứ tại Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC).
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *