Đến nay hầu hết trên khắp cả nước đều có người nhiễm sán dây, ấu trùng sán lợn. Đây là căn bệnh có nguyên nhân là tập quán ăn uống, ăn các loại thịt chưa chín, rau chưa sạch.
Để hiểu rõ hơn về loại bệnh này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của suckhoehomnay.net nhé
1. Bệnh sán dây có thực sự nguy hiểm?
Nhiễm sán dây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới nó được lây truyền từ động vật qua người. Bệnh có hai loại là sán dây lợn trưởng thành và nhiễm ấu trùng sán lợn.
Khi nhiễm ấu trùng sán thì tùy từng vị trí mà nang sán kí sinh sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau. Ví dụ” khi nang sán ký sinh ở mắt gây giảm thị lực hoặc mù. khi nang sán kí sinh ở dưới da sẽ tạo thành các nốt hồng di động, hay trong não sẽ gây ra bệnh động kinh.”
Khi nhiễm sán trưởng thành trong ruột, sán sẽ hút các chất dinh dưỡng trong người gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa.
2. Có nên sử dụng các thực phẩm bị nhiễm sán?
Đối với các thực phẩm bị nhiễm sán tuyệt đối không được sử dụng. Dù đun chín kỹ thực phẩm, sán sẽ bị tiêu diệt nhưng sán vẫn tiết ra độc tố vào thực phẩm, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cơ thể người.
Đối với các thực phẩm bị nhiễm sán cũng nên đun chín trước khi loại bỏ để tiêu diệt ấu trùng sán. Mục đích làm vậy là để tránh việc gây ô nhiễm môi trường, tránh tình trạng lây chéo sang động vật khác.
3. Làm xét nghiệm máu có thực sự cần thiết?
Việc xét nghiệm máu không cho kết quả chắc chắn mắc sán hay không mà chỉ mang tính chất hỗ trợ cho các xét nghiệm khác. Kết quả của việc xét nghiệm máu chỉ cho biết người đó ” đã từng nhiễm sán hoặc đang bị nhiễm” nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân đang nhiễm lại cho kết quả thử máu không nhiễm sán.
4. Biện pháp phòng ngừa nhiễm sán dây lợn
Các bác sĩ cho rằng biện pháp phòng ngừa nhiễm sán quan trọng nhất là ăn chín uống sôi, rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn sạch sẽ trước và sau khi ăn.
Hãy sử dụng các thực phẩm có rõ nguồn gốc, được cung cấp bởi các đơn vị có giấy phép thanh lap cty rõ ràng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng:
– Tẩy giun sán ít nhất 6 tháng 1 lần đối với trẻ em từ 02 tuổi trở lên;
– Không dùng phân tươi của người hay gia súc để bón rau.
– Không nuôi lợn thả rông;
– Cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
5. Điều trị bệnh sán lợn như thế nào?
Sán lợn là căn bệnh có thể điều trị được bằng thuốc. Với những người có kết quả dương tính với sán lợn thì nên mua thuốc tẩy sản, loại thuốc này có sẵn ở Việt Nam và sau khoảng 3 -4 tháng có thể làm xét nghiệm lại để kiểm tra tình trạng sán trong cơ thể.
Cảm ơn bạn đã quan tâm !
Nguồn : https://luatketnoi.vn/
Chuyên mục: sức khỏe