Daily Archives: 05/06/2018

Top 5 thực phẩm có hại cho sức khỏe

Chị Thu Giang- nhân viên xuất nhập khẩu đã có chia sẻ như sau:” Tôi rất lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm bởi ngay hôm trước cả gia đình tôi bị ngộ độc và phải vào viện ngay trong ngày hôm đó”. Có rất nhiều ý kiến gửi về suckhoehomnay cũng nói về vấn đề này. Vì vậy mà trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin về các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe phổ biến hiện nay.

Thực phẩm là cần thiết cho sự sống của con người, tuy nhiên có rất nhiều loại thực phẩm làm chậm quá trình trao đổi chất và gây hại cho sức khỏe.

>> Xem thêm: TOP 5 trung tâm dạy học xuất nhập khẩu tốt nhất 1

                          Học xuất nhập khẩu tại trường đại học kinh tế 2

1. Thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, dăm bông thường chứa chất bảo quản hóa học làm chúng luôn tươi và hấp dẫn và lượng nitrat đáng kể ảnh hưởng đến khả năng tạo đường tự nhiên cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mặc bệnh tiểu đường và huyết áp cũng như các vấn đề về tim mạch. Vì vậy mà bạn nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống để sử dụng, vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng lại vừa giúp phòng ngừa bệnh tật.

2. Thực phẩm chiên rán

Các loại thực phẩm phơi dưới ánh nắng trong thời gian dài ngữ vịt quay, cá hun… chứa nhiều lipid peroxide làm chậm quá trình trao đổi chất, thúc đẩy lão hóa sớm và mất trí nhớ.  Ngoài ra thì thịt gà chiên, khoai tây chiên còn là nguyên nhân khiến chúng ta mắc bệnh trầm cảm, tắc nghẽn động mạch và nguy cơ mắc bệnh tim cao

3.  Bánh kẹo

Trong bánh kẹo có nhiều chất phụ gia và chất tạo màu, tạo hương vị nhất là các loại kẹo có nhiều màu sắc. Các hóa chất có trong bánh kẹo làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ vì vậy mà bạn không nên cho con mình ăn quá nhiều bánh kẹo, sữa có màu sắc sỡ và nhiều hương vị.

4. Bắp rang bơ

Bắp rang bơ chứa chất diacetyl (DA), là chất hoá học có khả năng phá vỡ lớp tế bào bảo vệ các cơ quan quan trọng. Khi ăn bắp rang bơ có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở trong phổi.

5. Mỳ ăn liền

Là thực phẩm thường xuyên được sử dụng bởi sự tiện lợi của nó, tuy nhiên trong mỳ tôm có rất nhiều chất béo béo dạng transfat sẽ góp phần làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu một cách nhanh chóng theo thời gian sử dụng. Chất phụ gia trong mỳ ăn liền còn làm chúng ta mắc bệnh cao huyết áp và có thân nhiệt cao. Không chỉ vậy mà thực phẩm này còn làm chúng ta bị loãng xương, răng yếu dần.

Tham khảo: Thực phẩm tốt cho người làm xuất nhập khẩu (3)

Nguồn tổng hợp: https://suckhoehomnay.net/

Published by:

Hồ sơ xuất nhập khẩu thuốc

Hồ sơ xuất nhập khẩu thuốc bao gồm những giấy tờ gì? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn về vấn đề này

>>> Xem thêm:Tìm nơi học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm

1. Xuất khẩu

a) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu đối với trường hợp cơ sở xuất khẩu là cơ sở kinh doanh dược;

b) Nộp bản sao giấy phép xuất khẩu có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu trong trường hợp xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát; thuốc phải kiểm soát đặc biệt

2. Nhập khẩu

a) Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP), giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC), giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc các giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn tương đương đối với sinh phẩm chẩn đoán In Vitro có thể nộp bản chính hoặc bản sao hoặc bản dịch tiếng Việt từ tiếng nước ngoài nhưng phải đáp ứng các quy định cụ thể đối với từng loại giấy chứng nhận quy định tại điểm b, điểm c hoặc điểm d khoản này và các quy định chung như sau:

– Trường hợp nộp bản chính: Bản chính phải có đầy đủ chữ ký trực tiếp, họ tên, chức danh, ghi rõ ngày cấp và dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp giấy chứng nhận; phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp các giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam cấp

– Trường hợp nộp bản sao: Bản sao do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực bản sao từ bản chính

– Trường hợp nộp bản dịch tiếng Việt từ tiếng nước ngoài: bản dịch tiếng Việt phải có công chứng theo quy định (công chứng ở đây được hiểu là phải được cơ quan công chứng địa phương hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được uỷ quyền của nước ngoài chứng nhận chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật) và phải nộp kèm theo bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận theo quy định nêu trên

– Thời hạn hiệu lực của các giấy chứng nhận: thời hạn hiệu lực phải được ghi cụ thể trên các giấy chứng nhận và phải còn hiệu lực tại thời điểm thẩm định; không chấp nhận công văn gia hạn giấy chứng nhận này. Trường hợp giấy chứng nhận này không ghi rõ thời hạn hiệu lực, chỉ chấp nhận các giấy chứng nhận được cấp trong thời gian 24 tháng kể từ ngày cấp.

b) Giấy chứng nhận sản phẩm dược ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a khoản này còn phải đáp ứng các quy định sau:

– Phải có xác nhận thuốc được phép lưu hành ở nước xuất xứ, trường hợp thuốc không lưu hành ở nước xuất xứ, Công ty cung cấp phải có giải trình lý do để Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét;

– Trường hợp thuốc được sản xuất qua nhiều công đoạn ở các nước khác nhau, không thể xác định được nước xuất xứ duy nhất, cơ sở nhập khẩu thuốc phải nộp CPP của nước sản xuất ra dạng bào chế cuối cùng hoặc CPP của nước xuất xưởng lô. Trường hợp không có CPP của cả hai nước xuất xứ nêu trên, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế sẽ xem xét chấp nhận CPP của nước nơi sản phẩm được vận chuyển đến nước nhập khẩu

– Trường hợp không có CPP của các nước xuất xứ nêu trên, chỉ chấp nhận CPP của thuốc đó do cơ quan có thẩm quyền của một trong các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, úc, Canada hoặc của cơ quan thẩm định, đánh giá các sản phẩm y tế của Châu Âu – EMEA cấp

– Do cơ quan quản lý dược có thẩm quyền (theo danh sách của WHO trên website http://www.who.int) của nước xuất xứ ban hành; cấp theo mẫu của WHO áp dụng đối với hệ thống chứng nhận chất lượng của các sản phẩm dược lưu hành trong thương mại quốc tế.

c) Giấy chứng nhận lưu hành tự do ngoài việc đáp ứng các quy định tại diểm a khoản này còn phải đáp ứng các quy định sau:

– Phải có xác nhận thuốc được phép lưu hành ở nước xuất xứ, trường hợp thuốc không lưu hành ở nước xuất xứ, Công ty cung cấp phải có giải trình lý do để Cục Quản lý dược- Bộ Y tế xem xét

– Do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ cấp, có đủ các thông tin về thành phần, hàm lượng, dạng bào chế và thời hạn hiệu lực của chứng nhận.

d) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc, hoặc các giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng khác (ví dụ ISO 9001…) và phải do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ cấp, có xác nhận tên và địa chỉ nhà sản xuất.

Tham khảo: https://suckhoehomnay.net/suc-khoe/

Nguồn tổng hợp:https://suckhoehomnay.net/

Published by:
Sức khỏe

Thực phẩm tốt cho người làm nghề xuất nhập khẩu

Nghề xuất nhập khẩu là một trong những ngành nghề phải ngồi văn phòng nhiều và cũng khá áp lực. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin để đảm bảo sức khỏe bản thân, từ đó mới có thể xử lí tốt những nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Vậy bạn nên theo chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe? chúng ta hãy cùng điểm qua những điều về sức khỏe mà dân làm xuất nhập khẩu gặp phải để đề ra cách khắc phục nhé.

Làm ở vị trí nhân viên chứng từ, nhân viên làm sales xuất nhập khẩu sẽ phải tiếp xúc với máy tính liên tục khiến thị lực giảm sút, những lúc như vậy việc bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A là hết sức cần thiết. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gan, cật, táo đỏ, bắp cải… giúp giảm thiểu tổn thương sắc tố thị giác, điều hòa cảm thụ ánh sáng võng mạc và bảo vệ thị lực cho mắt. Thường xuyên uống trà cũng giúp giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ máy tính đối với mắt.

=> Dùng máy vi tính nhiều, cần ăn thực phẩm giàu vitamin A

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu hay nhân viên mua – bán hàng hóa quốc tế không giống như nhân viên giao nhận hiện trường (ops), họ rất ít khi có cơ hội được ra ngoài “tắm nắng”, vì vậy cần tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm giàu vitamin D như cá biển, mộc nhĩ, nấm hương, gan gà, lòng đỏ trứng, pho mai, tôm, cua. Những thực phẩm này góp phần bổ sung lượng vitamin D thiếu hụt do cơ thể không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

=> Ngồi văn phòng nhiều, Thực phẩm giàu vitamin D

Môi trường làm việc trong ngành xuất nhập khẩu khá căng thẳng cùng với áp lực tâm lý đè nặng sẽ khiến cho cơ thể tiêu hao một lượng vitamin C nhiều gấp 7 lần so với bình thường. Khi đó, chúng ta có thể lựa chọn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua, gan động vật, súp lơ, rau chân vịt. Vitamin C có trong những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng, tạo cân bằng cho cơ thể.

=> Căng thẳng, áp lực: Bổ sung vitamin C

Những người làm nghề xuất nhập khẩu, đặc biệt là làm ở vị trí mua – bán hàng hóa quốc tế thường phải đàm phán, thương lượng và tiếp khách khá nhiều. Trong quá trình đón đoàn, tiếp khách, khi buộc phải uống rượu, bia trong khi tửu lượng không tốt thì ở bữa tiệc bạn nên ăn thêm cá, thịt, trứng, phô mai. Các loại thực phẩm giàu chất đạm này có khả năng chống say rượu, bia.

Trước khi uống rượu, bạn có thể uống một ly hỗn hợp sữa bò và sữa chua. Sữa có khả năng hình thành lớp màng bảo vệ cho dạ dày, giúp giảm thiểu khả năng say rượu rất tốt.

Khi đã “ngà ngà” say, bạn có thể “trấn an” mình bằng các thực phẩm dồi dào calci như tôm, cua, sườn, sữa, dầu mè, các chế phẩm từ đậu. Chất này sẽ tham gia vào việc dẫn truyền và giải phóng xung đột thần kinh, giúp ổn định tâm lý, tinh thần.

=> Dự tiệc đón khách: Thực phẩm “chống” say

Mong rằng những thông tin này đã hữu ích với bạn.

Nguồn https://suckhoehomnay.net/ tổng hợp

Published by: